Chatbot mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp và cách để tạo Chatbot

Tại sao Chatbot là một cơ hội lớn bạn không nên bỏ lỡ?

Chatbot đang bùng nổ và được kỳ vọng trở thành hiện tượng mới trong tương lai gần. Vậy Chatbot mang đến những lợi ích gì?

Chatbots nâng cao hiệu quả hoạt động và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp đồng thời mang đến sự tiện lợi và các dịch vụ gia tăng cho khách hàng. Chúng cho phép các công ty dễ dàng giải quyết nhiều loại truy vấn và vấn đề của khách hàng trong khi giảm nhu cầu tương tác của con người. 

Theo Forbes , 80% các nhà tiếp thị có kế hoạch bắt đầu sử dụng chatbot vào năm 2020. Đây là lý do đáng kể tại sao các thương hiệu đang đầu tư vào việc cải thiện trải nghiệm của khách hàng. 

Hãy cùng tìm hiểu tầm quan trọng của việc áp dụng chiến lược chatbot trong doanh nghiệp của bạn và cách chatbot mang lại lợi ích để giành được nhiều khách hàng hơn hoặc giữ chân những khách hàng hiện có.

Giảm thời gian chờ đợi của khách hàng

21% người tiêu dùng xem chatbots là cách dễ nhất để liên hệ với doanh nghiệp.Các Chatbot có thể gửi và nhận tin nhắn thông qua trí tuệ nhân tạo một cách linh hoạt. Chatbots là công cụ thông minh hơn đảm bảo rằng khách hàng nhận được phản hồi ngay lập tức đúng theo nhu cầu của họ, mà không bắt họ phải chờ đợi. 

Hoạt động 24/7

68% khách hàng chuyển sang đối thủ cạnh tranh nếu họ cho rằng họ không được quan tâm khi mua hàng. Nhân viên thì không thể lúc nào cũng túc trực trả lời câu hỏi của khách nhưng các Bot thì luôn có sẵn và đưa ra những câu trả lời ngay lập tức cho các câu hỏi phổ biến mà khách hàng yêu cầu. Lợi ích tiềm năng hàng đầu của việc sử dụng chatbots là dịch vụ khách hàng 24 giờ. Bất cứ lúc nào khách hàng của bạn cần sự giúp đỡ, Chatbot luôn có mặt đúng lúc để hỗ trợ.

Tương tác với khách hàng tốt hơn

Các bot trò chuyện có thể thu hút khách hàng hơn bằng cách chủ động duy trì cuộc trò chuyện với khách hàng và đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa để nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

Khả năng mở rộng dễ dàng với bot 

Các bot có thể dễ dàng làm việc bất cứ lúc nào một cách nhanh chóng và ngay lập tức, trong giờ làm việc cao điểm hoặc quản lý `n` số cuộc trò chuyện của khách hàng mà không cần thêm chi phí dịch vụ khách hàng.

Tiết kiệm chi phí dịch vụ khách hàng Juniper Research ước tính rằng Chatbots sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm hơn 8 tỷ đô la mỗi năm vào năm 2022. Chatbots giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí dịch vụ khách hàng khi thuê thêm các đại lý hỗ trợ đòi hỏi các chi phí bổ sung như tiền lương, chi phí đào tạo và cơ sở hạ tầng.

Tự động hóa việc đánh giá và bán hàng cho khách hàng tiềm năng Bạn có thể tự động hóa kênh bán hàng của mình bằng chatbots để lọc ra những khách hàng tiềm năng và hướng họ đến đúng nhóm khách hàng để giúp cho việc bán hàng được tốt hơn. Bạn cũng có thể cá nhân hóa nội dung tin nhắn để cung cấp đến người dùng về hóa đơn, thời hạn vận chuyển. Chatbots giúp khách hàng và chủ doanh nghiệp có sự tương tác gần gũi hơn.

Giảm tỷ lệ rời đi của khách hàng 

Thực tế cho thấy, một lượng lớn khách hàng rời đi khi không có sự tương tác nào. Bằng cách sử dụng Chatbot bạn có thể tương tác với khách hàng nhanh chóng khi họ đang suy nghĩ tìm kiếm gì trên Website của bạn. 

Thậm chí, khi khách hàng chưa có ý định mua sắm gì khi truy cập vào web, Chatbot có thể giúp khách hàng có những gợi ý tốt hơn. Thậm chí, dẫn đến giao dịch chốt đơn hàng. Điều này thật tuyệt vời phải không nào?

Tiết kiệm thời gian

Nếu bạn chạy một chiến dịch quảng cáo cho 1 sản phẩm, sau đó dùng Chatbot để tư vấn cho những khách hàng đã comment vào bài viết quảng cáo.  Điều này giúp các nhà bán lẻ trực tuyến có nhiều thời gian hơn để quản lý những khía cạnh khác.

Chẳng hạn như khi bán quần áo, Chatbot có thể hỏi chiều cao, cân nặng để tư vấn Size. Hoặc hỏi số lượng sản phẩm khách đặt, địa chỉ..Bot có thể giúp bạn thu thập thông tin khách hàng. Công việc còn lại của bạn chỉ là chốt đơn hàng  mà thôi.


Những quan niệm sai lầm về chatbot?

Sai lầm đầu tiên chính là mọi người đã đặt kỳ vọng quá nhiều vào Chatbot. Nhiều người cho rằng, Chatbot là một thứ gì đó rất thông minh. Chúng có thể thay thế con người trong giao tiếp. Có lẽ điều này chỉ xảy ra trong phim viễn tưởng hoặc tương lai mới có thể trả lời. Nhưng với những kết quả ở hiện tại thì Chatbot vẫn chưa thể làm được điều đó.

Sai lầm thứ 2 là đa phần mọi người đều cho rằng Chatbot chỉ có thể giao tiếp qua tin nhắn. Tuy nhiên, Chatbot còn có thể giao tiếp thông qua giọng nói và cả giao diện người dùng. Nếu đã từng dùng bot trên messenger bạn sẽ thấy rõ, khi bạn click vào một nút bấm, hình ảnh. Chatbot sẽ phản hồi lại bằng một tin nhắn hay một giao diện khác.

Hãy sử dụng Chatbot một cách khôn ngoan, đừng vội vã sử dụng nó để thay thế nhân sự trong doanh nghiệp của bạn

Chatbot hoạt động như thế nào?

Chatbot có thể tương tác với con người qua âm thanh hoặc văn bản. Phần mà các lập trình viên cần làm ở phía sau đó là:

- Translator: Lập trình viên sẽ dịch yêu cầu của User, giúp máy tính có thể hiểu được yêu cầu của người dùng.

- Processor: Giúp Chatbot xử lý mọi yêu cầu mà không bị giới hạn. Đảm bảo những điều mà máy tính làm được Chatbot cũng có thể làm được.

- Respondent: Nhận Output, gửi trả lại message Platform và tương tác ngược trở lại đến người dùng.

Làm thế nào để xây dựng chatbot đầu tiên của bạn?

Chatbots hoặc trợ lý ảo giúp tự động hóa các chức năng kinh doanh chính như bán hàng, hỗ trợ và tiếp thị. Dưới đây là sáu giai đoạn chính sẽ giúp bạn tạo chatbot đầu tiên của mình để hỗ trợ trò chuyện cho khách hàng của bạn. 

Xác định mục tiêu kinh doanh của bạn - Bạn phải phác thảo các chức năng kinh doanh cần được tự động hóa. Chính xác thì chatbot của bạn sẽ làm gì?

Chọn kênh phù hợp để tương tác với khách hàng - Xác định các kênh mà khách hàng muốn giao tiếp với bạn trên trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động, Facebook Messenger, Telegram hoặc các nền tảng nhắn tin khác.

Huấn luyện bot của bạn để đưa ra phản hồi phù hợp - Bạn có thể huấn luyện bot của mình bằng các ‘Câu hỏi thường gặp’ tùy thuộc vào nhu cầu kinh doanh của bạn. Điều này sẽ giúp bot đưa ra các câu trả lời có liên quan cho khách hàng hoặc khách truy cập của bạn.

Đặc điểm riêng cho bot của bạn - Bạn có thể tăng tính cá nhân hóa cho bot của mình bằng cách đặt tên và hình ảnh thuộc về thương hiệu của bạn. 

Tạo một cách tiếp cận hợp lý - Tại một số thời điểm, các câu trả lời của chatbot có thể không hiệu quả và khách hàng sẽ tìm kiếm người hỗ trợ để trò chuyện. Bạn có thể quy định ở giai đoạn cụ thể nào, khách hàng của bạn có thể có cơ hội kết nối với nhân viên phụ trách. 

Kiểm tra, khởi chạy và lặp lại - Sau khi bạn đã định nghĩa được cách thức hoạt động cho bot của mình, bạn có thể kiểm tra xem nó có đáp ứng đúng mọi trường hợp khi sử dụng hay không. Sau khi khởi chạy bot, bạn phải kiểm tra tính hiệu quả của bot và thỉnh thoảng, bạn nên kiểm tra lại nếu cần thiết.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được Chatbot là gì cũng như mở rộng thêm kiến thức xung quanh vấn đề này. Với những lợi ích mà Chatbot mang lại, tại sao bạn không thử nhỉ? Chúc các bạn thành công!