Chatbot là gì? Chatbot có bao nhiêu loại? Ngành nghề nào thì cần Chatbot?

Có thể nói Chatbot là phương tiện kinh doanh mà những ông lớn công nghệ như Microsoft, Facebook, Google, Amazon, Apple, Samsung... luôn xem là ưu tiên hàng đầu. Vậy Chatbot là gì?

Chatbot là gì?

Như bạn biết, Bot là những phần mềm được cài vào các hệ điều hành. Chatbot cũng tương tự như thế, chỉ khác Bot ở đây được cài vào các nền tảng Chat. Nhiều nhất là Messenger để phục vụ nhu cầu cho người dùng.

Có thể hiểu Chatbot là hình thức thô sơ của phần mềm trí tuệ nhân tạo. Nó có thể hoạt động độc lập, tự động trả lời câu hỏi theo kịch bản mà bạn đã cài đặt sẵn hoặc xử lý nhanh chóng các tình huống. Phạm vi phức tạp của Chatbot phụ thuộc vào thuật toán của người đã tạo nên chúng.

Hiểu đơn giản hơn, Chatbot là một phần mềm mà bạn sẽ chat với nó. Bạn có thể giải trí hoặc để biết thông tin gì đó. Chẳng hạn như, thay vì phải mở tivi xem nhiệt độ, bạn có thể hỏi Chatbot để biết câu trả lời. Chatbot thật sự là giải pháp giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức đấy.

Bot có thể thông qua giọng nói cũng như văn bản và có thể được triển khai trên các trang web, ứng dụng và kênh nhắn tin như Facebook Messenger, Twitter hoặc Whatsapp. 

Chatbot có mấy loại?

Trên Internet ngày nay bạn sẽ thấy có 2 loại Chatbot chính, cụ thể là:

- Chatbot dựa trên kịch bản: Loại chatbot này đơn giản và sử dụng cũng khá dễ dàng. Bạn phải tạo trước kịch bản để chatbot có thể đối thoại một cách linh hoạt. Loại này rất hữu dụng trong việc hỗ trợ đặt hàng, thu thập thông tin. Ahachat là một trong những ví dụ điển hình.

- Chatbot dựa trên trí tuệ nhân tạo: Loại Chatbot này rất thông minh có thể hiểu và trò chuyện với con người. Loại này rất hữu ích trong việc chăm sóc khách hàng. Nhưng phải thật cẩn thận, bởi Chatbot hiểu sai ý người dùng sẽ đưa ra những câu trả lời không mong muốn.

Ai nên sử dụng Chatbot?

Chatbot đang là phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống cũng như các hoạt động kinh doanh. Đối tượng sử dụng Chatbot rất đa dạng nhưng phổ biến ở các nhóm ngành như:

- Kinh doanh thời trang: Bán hàng quần áo, giày dép, trang sức, túi xách…

- Làm đẹp: Spa, thẩm mỹ viện, làm tóc, làm nail, buôn bán mỹ phẩm…

- Ẩm thực: Quán cà phê, nhà hàng, quán ăn…

- Giáo dục: Trung tâm ngoại ngữ, trung tâm dạy nghề, trường học..

- Các dịch vụ hỗ trợ: Đặt vé, đặt phòng, đặt món ăn, đặt xe..

- Các dịch vụ bán hàng online: Bạn có thể bán đủ thứ trên đời miễn là đã có Fanpage bán hàng.

(Còn tiếp)